Giảm thị lực sau sinh là hiện tượng khá phổ biến. Vậy nguyên nhân tình trạng này do đâu và các bà mẹ trẻ cần lưu ý những gì? Giảm thị lực sau sinh là vấn đề thường gặp với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mau chóng được cải thiện vài tuần sau khi sinh.
I. Nguyên nhân khiến mẹ bị giảm thị lực sau sinh
Các mẹ biết không sự rối loạn nội tiết tố sau sinh là một trong những nguyên nhân chính khiến thị lực của mẹ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc mắt mờ và yếu hơn. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến mẹ bị giảm thị lực sau sinh như:
Sự giữ nước trong mắt
Sau khi sinh, sự giữ nước trong mắt bị cản trở dẫn đến giác mạc không thể duy trì hình dạng bình thường khiến đến thị lực bị mờ.
Tiền sản giật khi mang thai
Nếu mẹ bầu từng bị tiền sản giật trong thai kỳ thì đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến mẹ nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực sau sinh. Lúc này, cách tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Đái tháo đường
Sau khi mang thai, tỷ lệ đường trong máu có thể dao động. Điều này dẫn đến việc phá hủy những mạch máu nhỏ liên kết với võng mạc khiến mẹ sau sinh dễ bị mờ mắt. Thêm vào đó, nếu mẹ bị đái tháo đường thì khả năng thị lực bị giảm là rất cao.
Tăng huyết áp
Sau khi sinh, phụ nữ thường căng thẳng và có khả năng gặp chứng tăng huyết áp. Tình trạng này có thể dẫn đến những thay đổi bất thường về thị giác ở mẹ sau sinh.
U tuyến yên
U tuyến yên là một trường hợp hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở một số phụ nữ. Bệnh gây ức chế hoạt động bình thường của hormone trong cơ thể dẫn đến các vấn đề về thị giác sau khi sinh.
II. Triệu chứng của giảm thị lực sau sinh
Trước khi sinh mắt rất tốt nhưng sau khi sinh mắt nhìn không được rõ và hay bị nhòe.
Khi đưa mắt nhìn, phải nhìn kỹ và lâu mới có thể thấy rõ vật đang nhìn.
Hay bị khô mắt, rát mắt
Mắt cảm thấy khó chịu khi đeo kính áp tròng.
Tình trạng khúc xạ và điều tiết của mắt thay đổi, dao động trong thai kỳ và suốt thời gian cho con bú.
III. Các phương pháp điều trị
Sau khi sinh, vấn đề thị lực kéo dài khoảng sáu tháng. Ngoài ra, cũng có một số biện pháp điều trị các vấn đề về thị lực sau khi mang thai như:
Khô mắt
Vấn đề khô mắt có thể được giải quyết đơn giản bằng cách dùng dung dịch nước muối sinh lý, đặc biệt là người thường dùng kính áp tròng. Bạn cũng có thể liên hệ với bác sĩ nhãn khoa để được kê toa thuốc nhỏ mắt hoặc điều trị các vấn đề về mắt.
Mờ mắt
Nếu tình trạng mờ mắt kéo dài sau khi sinh, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ nhãn khoa. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn phẫu thuật laser Lasik nếu bạn hết cho con bú hoặc mang kính áp tròng cho mắt.
Tiền sản giật
Các vấn đề về tiền sản giật có thể được điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kê toa như corticosterois hoặc thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.
Tiểu đường thai kỳ
Bằng cách luyện tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống cân bằng, bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể được điều trị hiệu quả.
IV. Cách khắc phục tình trạng giảm thị lực sau sinh
Thường thì sau khi sinh một vài tuần, thị lực của mẹ sẽ khôi phục trở lại. Trong quá trình sinh nở, nếu mẹ sinh thường sẽ dễ bị tổn thương võng mạc do gắng sức, gây xuất huyết võng mạc, xuất huyết hoàng điểm gây giảm thị lực nhất thời. Khoảng vài tuần sau khi sinh, những tình trạng này mới giảm dần đi.
Tuy nhiên, một thời gian sau sinh, nếu mẹ vẫn cảm thấy mắt mờ và yếu thì nên khám chuyên khoa mắt ngay để xem có nguy cơ mắc những bệnh lý về mắt khác như rối loạn điều tiết, bệnh lý võng mạc, tăng nhãn áp, khô mắt… hay không.
Phòng mờ mắt sau sinh chủ yếu là từ lúc mang thai và hậu sản nên hiện tại bạn chỉ có thể khắc phục bằng một số biện pháp sau:
– Hạn chế để mắt làm việc quá nhiều: Không nên để mắt hoạt động liên tục quá 45 phút. Hết thời gian này nên đứng dậy đi ra ngoài nơi ánh sáng chan hòa để mắt được nghỉ ngơi, hoặc đơn giản chỉ là nhắm mắt hoặc nhìn ra chỗ khác.
– Đọc sách ở nơi đủ ánh sáng: Tuy nhiên chỉ nên đọc khoảng 10 phút rồi tạm nghỉ một lúc để mắt không bị điều tiết quá lâu.
– Dùng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và tránh làm khô mắt.
– Bổ sung Omega 3, 6, 9 để trợ giúp cho hoạt động của mắt.