Kiến thức

Tại sao cần đi khám mắt định kỳ? 5 dấu hiệu bạn cần đi khám mắt sớm

Với nhiều người, việc đi khám mắt định kỳ vẫn còn là một khái niệm xa lạ. Thường khi thị lực giảm sút rõ rệt, mắt mờ dần, nhức đầu, đau mắt,… việc đi khám mới được quan tâm. Khi đó, tình trạng bệnh đã khá nặng. Bởi vậy, đi khám mắt thường xuyên chính là chìa khóa cho sức khỏe đôi mắt của chúng ta. 

1. Lợi ích của việc đi khám mắt định kỳ

Các bệnh về mắt thường có giai đoạn ban đầu nhẹ nhàng, thậm chí gần như không có biểu hiện cụ thể. Bên cạnh đó, những dấu hiệu bệnh lý về mắt thường bị nhầm lẫn với tình trạng mỏi mắt thông thường, thị lực của người bệnh vẫn chưa bị suy giảm rõ rệt. 

Lợi ích của việc khám mắt định kỳ
Lợi ích của việc khám mắt định kỳ

Do vậy, tương tự như việc đi khám sức khỏe định kỳ, việc thường xuyên đi khám mắt sẽ giúp bạn phát hiện được căn bệnh liên quan tới mắt ngay từ khi chúng còn ở thể nhẹ. Từ đó kịp thời can thiệp và chữa trị, giúp đôi mắt khỏe mạnh

Kiểm tra, rà soát các tật khúc xạ: Tật khúc xạ là những loại tật liên quan đến mắt như cận thịloạn thị hay viễn thị. Tật khúc xạ thường gặp ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, người làm việc văn phòng thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Những người ở lứa tuổi này nên thường xuyên đi khám mắt, đo thị lực, đo khúc xạ để theo dõi độ cận/loạn một cách chính xác nhất. 

Phát hiện các bệnh lý đáy mắt: Bệnh lý đáy mắt chỉ những bệnh lý liên quan đến võng mạc như võng mạc cao huyết áp, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm, đục thủy tinh thế,… Đây là nguyên nhân chính gây giảm thị lực, dẫn tới mất thị lực, mù lòa hàng đầu. Không chỉ người cao tuổi mà người lớn trưởng thành cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh lý đáy mắt này.

 

2. Những dấu hiệu nên đi khám mắt ngay

Nếu không thường xuyên đi khám mắt định kỳ, bạn cần chú ý tới những dấu hiệu sau để kịp thời đi khám mắt

Thường xuyên thấy mỏi mắt, khô mắt, đau mắt

Mỏi, khô hay nhức mắt thường bị bỏ qua vì đây là những dấu hiệu rất thường gặp, đặc biệt với những người thường xuyên làm việc, học tập với máy tính. Khi gặp những tình trạng này, bạn nên tạm ngừng công việc, thư giãn mắt bằng cách nhắm mắt, mắt xa bầu mắt trong vòng 30-40 giây. Tuy nhiên, khi những dấu hiệu này liên tục lặp lại với tần suất dày đặc, bạn cần đi khám mắt để phát hiện các bệnh lý về mắt. 

Thường xuyên thấy mõi mắt, đau mắt và khô mắt
Thường xuyên thấy mõi mắt, đau mắt và khô mắt

Mắt mờ dần, thị lực giảm sút

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mắt mờ hay thị lực giảm. Với lứa tuổi học sinh – sinh viên hay những người làm việc nhiều với máy tính, đó có thể là dấu hiệu của tật cận thị và loạn thị. Nếu mắt không nhìn rõ và cảm thấy lóa mắt, sợ ánh sáng sau một chấn thương hay va đập, bạn cần lập tức đi khám mắt để tránh các tổn thương nặng hơn ở võng mạc.

Tròng trắng xuất hiện đốm đỏ

Khi tròng trắng của mắt có những đốm đỏ rải rác,nhiều khả năng bị mắc bệnh viêm kết mạc. Khi nghi ngờ mình bị viêm kết mạc hoặc các chứng đau mắt, bạn nên đi khám mắt để bác sĩ kê thuốc đúng với từng loại bệnh. Tuyệt đối không được tự ý nhỏ các loại thuốc nước chống viêm

Nhìn lóa mắt, nhìn song thị, nhìn lượn sóng

Đây là dấu hiệu nghiêm trọng của các bệnh lý ở giác mạc. Có thể là tổn thương mạch máu tại các mô võng mạc nhạy sáng, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Ngoài ra mắt khó nhìn vào ban đêm hay nhạy cảm với ánh sáng cũng là dấu hiệu của đục thủy tinh thể sớm. Nếu thấy bản thân có những dấu hiệu này bạn nên đi khám mắt càng sớm càng tốt

 

3. Khám mắt toàn diện gồm những bước nào?

Tùy theo từng nhóm tuổi cũng như tình trạng bệnh mà quá trình khám mắt sẽ bao gồm khám cơ bản và khám mắt chuyên sâu. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả khám sơ bộ để yêu cầu bệnh nhân làm các chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, giúp rà soát và phát hiện các bệnh lý về mắt khác.

Khám mắt cơ bản và đo khúc xạ

Bao gồm một loạt các bài đo thị lực, nhìn bảng thị lực, nhìn tiêu điểm, kiểm tra khúc xạ và soi đáy mắt trực tiếp. Những bước khám mắt cơ bản sẽ giúp bác sĩ nhãn khoa đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh, từ đó đưa ra những chẩn đoán ban đầu.

Khám mắt chuyên sâu

Đây là những bước giúp chẩn đoán và theo dõi tình trạng của các bệnh lý như võng mạc tiểu đường, võng mạc cao huyết áp, cườm nước (Glaucoma), thoái hóa điểm vàng cũng như một số bệnh lý võng mạc khác như tách võng mạc, rách võng mạc,…

Công nghệ khám mắt tiên tiến nhất hiện nay là chụp OCT mắt (Optical Coherence Tomography – chụp cắt lớp quang học bằng tia laser) sẽ giúp phân tích từng lớp thần kinh của mắt. Phương pháp chụp OCT không xâm lấn giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý mạch máu trong các lớp thần kinh của mắt. So với phương pháp chụp mạch võng mạc huỳnh quang sử dụng thuốc nhuộm (fluorescein hoặc indocyanine green-ICG) thì OCT không xâm lấn và an toàn hơn, cũng như đưa kết quả chính xác hơn. 

Chụp hình đáy mắt: Kỹ thuật chụp đáy mắt không xâm lấn, không độc hại giúp bác sĩ nhãn khoa kiểm tra chính xác tình trạng võng mạc của bệnh nhân. Từ đó phát hiện được các bệnh lý đáy mắt hoặc các tổn thương đáy mắt.

Siêu âm mắt: Có hai hình thức siêu âm mắt là siêu âm A – scan đo lường mắt và siêu âm B – scan nhìn mặt sau đáy mất. Siêu âm mắt giúp nhận biết một số vấn đề về mắt như: vẩn đục dịch kính, bong võng mạc, khối u, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, chấn thương đụng dập, đo chiều dài trục nhãn cầu,… 

 

4. Những ai nên đi khám mắt định kỳ?

Mọi lứa tuổi đều nên đi khám mắt thường xuyên để đảm bảo thị lực cũng như phát hiện sớm các bệnh về mắt. 

Trẻ em dưới 5 tuổi

Khám mắt cho trẻ em
Khám mắt cho trẻ em

Với trẻ em dưới 5 tuổi, bố mẹ nên theo dõi xem con có bị các tật như lé, lác hay các tật bẩm sinh như cận loạn bẩm sinh, nhược thị,… Ngoài ra, cần tầm soát một số bệnh tuy hiếm gặp nhưng vẫn có một tỉ lệ nhất định như đục thủy tinh thể, u mắt,…

Học sinh (từ 6 tới 18 tuổi)

Với trẻ em ở lứa tuổi đi học, cần tăng cường theo dõi tình trạng mắt của con để phát hiện sớm các tật khúc xạ. Nếu con có biểu hiện thường xuyên nheo mắt, ghi chép bài học hay sai,… thì cần đưa con đi kiểm tra các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị và có phương án đeo kính phù hợp. Đây cũng là lứa tuổi rất dễ tăng nhanh số đi ốp cận hay loạn mỗi năm. Nên đi khám mắt thường xuyên (2 lần/ năm) để kịp thời điều chỉnh lại

Người trưởng thành (từ 18 đến 40 tuổi)

Người trưởng thành làm việc nhiều với máy tính cũng nên kiểm tra mắt thường xuyên. Đặc biệt đây là lứa tuổi đã có thể bắt đầu phẫu thuật chữa các tật khúc xạ (mổ cận thị, mổ loạn thị). Nên đi thăm khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng mắt, từ đó chuẩn bị phương án phẫu thuật hợp lý nhất.

Người cao tuổi

Với người cao tuổi, việc khám mắt thường xuyên rất quan trọng. Bởi lẽ đây là giai đoạn dễ gặp phải những bệnh lý đáy mắt như thoái hóa hoàng điểm, bong võng mạc. Đặc biệt với những bệnh nhân có sẵn bệnh lý nền như cao huyết áp hay đái tháo đường, cần hết sức chú ý tới bệnh lý võng mạc cao huyết áp và võng mạc đái tháo đường. 

Bên cạnh đó, khi bước vào giai đoạn lão hóa, người cao tuổi thường sẽ bị lão thị, khiến việc đọc sách báo, xem TV gặp nhiều khó khăn. Nên đi khám mắt và đeo kính lão phù hợp với tình trạng mắt để những hoạt động thường ngày thuận lợi hơn. 

Một đôi mắt sáng và khỏe mạnh chắc chắn sẽ mang tới sự chủ động, tự tin trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, lứa tuổi nào cũng nên thường xuyên khám mắt để rà soát và phát hiện bệnh về mắt một cách kịp thời. Tại Mắt kính Eyewear House, bạn sẽ được thăm khám, đo thị lực và kiểm tra khúc xạ để xác định được tình trạng mắt, từ đó có phương án cắt tròng kính phù hợp nhất.